Hỗ trợ trực tuyến

TÔNG PHONG TỔ SƯ THIỀN
Hotline: 0936 623 761
Địa chỉ: Chùa Liên Hoa, số 58, đường Ông Niệm, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp.HCM

Thống kê truy cập

Trang nhất »Bài viết

           GIA PHONG CỦA NĂM PHÁI THIỀN

 

DƯỚI CỬA LỤC TỔ HUỆ NĂNG CÓ 43 NGƯỜI ĐẮC PHÁP, NGỘ ĐẠO KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, TỔ HOÀI NHƯỢNG, TỔ THÀNH TƯ, TỔ THẦN HỘI, TỔ LÂM TẾ, TỔ QUI NGƯỠNG, TỔ VÂN MÔN, TỔ PHÁP NHÃN, TỔ TÀO ĐỘNG, TỔ MÃ TỔ, TỔ THẠCH ĐẦU V.V.

DƯỚI CỬA MÃ TỔ CÓ ĐỆ TỬ 139 NGƯỜI NGỘ ĐẠO KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, TỔ BÁ TRƯỢNG, TỔ HOÀI HẢI, TỔ HUỲNH BÁ, TỔ QUI SƠN, TỔ HY VÂN, TỔ LINH HỰU, TỔ LÂM TẾ, TỔ NGHĨA QUYỀN, TỔ NGƯỠNG SƠN, TỔ THIÊN HOÀNG ĐẠO NGỘ, LONG ĐÀM, SÙNG TÍN, ĐỨC SƠN, TUYẾT SƠN, HUYỀN SA, LA HÁN, PHÁP NHÃN, DƯỢC SƠN, DUY NGHIỂM, VÂN NHAM, ĐÀM THẠNH, ĐỘNG SƠN, TÀO SƠN V.V...

THIỀN TÔNG ĐỀU LẤY “NIÊM HOA THỊ CHÚNG” CỦA PHẬT THÍCH CA LÀM MÔ PHẠM. PHƯƠNG PHÁP PHỔ BIẾN NHẤT CỦA CHƯ TỔ TRUNG QUỐC  LÀ DÙNG “GẬY”, “HÉT” ĐỂ TIẾP DẪN HẬU HỌC “GẬY” BẮT ĐẦU TỪ LỤC TỔ ĐÁNH THẦN HỘI “HÉT” BẮT ĐẦU TỪ MÃ TỔ TIẾP BÁ TRƯỢNG TÁC DỤNG VỚI NIÊM HOA CHẲNG KHÁC CHO ĐẾN CA DIẾP A NAN HIỆP CHƯỞNG, NHỊ TỔ HUỆ KHẢ LỂ ĐỨNG XONG VỀ ĐỨNG CHỖ CŨ, MÃ TỔ DỰNG PHẤT TRẦN, QUĂNG PHẤT TRẦN, BÍ MA GIƠ CHỈA, HÒA SƠN ĐÁNH TRỐNG, THẠC CỦNG GIƯƠNG CUNG, TUYẾT PHONG ĐÁ CẦU, QUỐC SƯ ĐỂ CHÉN NƯỚC, QUI TÔNG KÉO ĐÁ, LA HÁN VẼ CHỮ, ĐẠI TỪ HẦM KHOAI, ĐỨC SƠN VÀO CỬA LIỀN ĐẬP, LÂM TẾ VÀO CỬA LIỀN HÉT “LÀ CÁI GÌ”? CỬA BÁ TRƯỢNG “CHỚ VỌNG TƯỞNG” CỦA VÔ NGHIỆP, TRIỆU CHÂU UỐNG TRÀ, VÂN MÔN ĂN BÁNH, TẤT CẢ ĐỀU CHẲNG KHÁC VỚI SỰ NIÊM HOA THỊ CHÚNG CỦA PHẬT THÍCH CA. ẤY ĐỀU LÀ CHƯ TỔ TÙY CƠ PHÁT HUY DÙNG ĐỂ TIẾP DẪN HẬU HỌC, VỐN CHẲNG QUI TẮC NHẤT ĐỊNH. NHƯ LÂM TẾ NGHĨA HUYỀN THIẾT LẬP CÁC QUAN ẢI, TAM QUYỀN TAM YẾU VÀ TỬ LIỆU GIẢN ĐỂ KHÁM XÉT ĐỒ CHÚNG TIẾP DẪN HẬU HỌC, CON CHÁU TRUYỀN THỪA NHAU TỎ RA THÀNH GIA PHONG.

 

GIA PHONG LÂM TẾ TÔNG

THỦ SƯ TỈNH NIỆM THIỀN SƯ V.V...

TỪ MINH SỞ VIÊN THIỀN SƯ V.V....

 

GIA PHONG QUI NGƯỠNG TÔNG

CHƠN TỊNH THIỀN SƯ V.V...

 

GIA PHONG VÂN MÔN TÔNG

TỔ VÂN YỂM, VIÊN MINH, TRI MÔN, MỤC CHÂU, THƯỜNG HƠN 1000 NGƯỜI KẺ NỐI PHÁP 61 NGƯỜI NGÔ ĐẠO KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT.

 

GIA PHONG PHÁP NHÃN TÔNG

THANH LƯƠNG VĂN ÍCH THIỀN SƯ TRỤ TRÌ KIÊM LĂNG THANH LƯƠNG TỰ, HỌC GIẢ BỐN PHƯƠNG TẤP NẬP TÌM ĐẾN THAM HỌC HÌNH THÀNH MỘT TÔNG PHÁI TRONG THIỀN TÔNG V..V.

 

GIA PHONG TÀO ĐỘNG TÔNG

ĐỘNG SƠN LƯƠNG GIỚI THIỀN SƯ, VÂN NHAM THIỀN SƯ, TÀO SƠN BỔN TỊCH THIỀN SƯ, DƯƠNG THIỆU CHIÊU THIỀN SƯ, TỪ MINH SỞ VIÊN THIỀN SƯ, BẠCH VÂN PHÁP DIỄU THIỀN SƯ V.V...

 

TRUYỀN ĐĂNG LỤC 1700 CÔNG ÁN VÀ NHIỀU CÂU THOẠI ĐẦU

DO ĐÓ THIỀN TÔNG TRUYỀN BÁ RẤT RỘNG NGƯỜI ĐƯỢC LỢI ÍCH RẤT NHIỀU, NGƯỜI XUẤT GIA, NGƯỜI TẠI GIA, NGỘ ĐẠO KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT KHÔNG KỂ HẾT V.V... CHO ĐẾN KẺ CU LI HẠ TIỆN BÀ GIÀ TAY BƯNG, VAI GÁNH RÊU RAO MUA BÁN NGƯỜI ĐƯỜNG ĐỀU BIẾT THAM THIỀN, ĐỀU ĐƯỢC NGỘ ĐẠO. TỪ LÚC ẤY NGƯỜI MINH TÂM KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT CHẲNG THỂ KỂ XIẾT THẬT LÀ VIỆC HƯNG THỊNH TỪ XƯA NAY CHƯA TỪNG CÓ.

 

Trích từ kinh pháp Bảo Đàn. Lục Tổ Huệ Năng

 

Sư nói: “Cổ phật ứng thế đã vô lượng, chẳng thể tính được, nay từ thất Phật bắt đầu. Quá khứ Trang Nghiêm Kiếp: Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Hiện tại Hiền Kiếp: Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật, ấy là thất Phật.

 

Thích Ca Văn Phật đầu tiên truyền cho:

 

Tổ thứ nhất                : Ma-ha Ca Diếp.
Tổ thứ hai                  : A-nan Tôn Giả
Tổ thứ ba                   : Thương Na Hòa Tu
Tổ thứ tư                    : Ưu Ba Cúc Đa
Tổ thứ năm                : Đề Đa Ca.
Tổ thứ sáu                  : Di Giá Ca
Tổ thứ bảy                 : Bà Tu Mật Đa
Tổ thứ tám                 : Phật Đà Nan Đề
Tổ thứ chín                : Phục Đà Mật Đa
Tổ thứ mười               : Hiếp Tôn Giả
Tổ thứ mười một       : Phú Na Dạ Xa
Tổ thứ mười hai        : Mã Minh Đại Sĩ
Tổ thứ mười ba         : Ca Tỳ Ma La
Tổ thứ mười bốn       : Long Thọ Đại Sĩ
Tổ thứ mười lăm       : Ca Na Đề Bà
Tổ thứ mười sáu        : La Hầu La Đa
Tổ thứ mười bảy       : Tăng Già Nan Đề
Tổ thứ mười tám       : Già Gia Xá Đa
Tổ thứ mười chín      : Cưu Ma La Đa
Tổ thứ hai mươi        : Xà Da Đa
Tổ thứ hai mươi mốt: Bà Tu Bàn Đầu.
Tổ thứ hai mươi hai  : Ma Noa La
Tổ thứ hai mươi ba   : Hạc Lạc Na
Tổ thứ hai mươi bốn: Sư Tử Tôn Giả
Tổ thứ hai mươi lăm : Bà Xà Tư Đa
Tổ thứ hai mươi sáu: Bất Như Mật Đa
Tổ thứ hai mươi bảy : Bát Nhã Đa La
Tổ thứ hai mươi tám : Bồ đề Đạt Ma
Tổ thứ hai mươi chín : Huệ Khả Đại Sư
Tổ thứ ba mươi : Tăng Xán Đại Sư
Tổ thứ ba mươi mốt : Đạo Tín Đại Sư
Tổ thứ ba mươi hai : Hoằng Nhẫn Đại Sư
Tổ thứ ba mươi ba                : Huệ Năng vậy.



Từ trên chư Tổ, mỗi mỗi đều có truyền thừa, các ngươi về sau cũng y theo thứ tự truyền thọ, chớ trái với truyền thống.

 

Ngày mùng Ba tháng Tám năm Quý Sửu, niên hiệu Tiên Thiên thứ hai (713) (đến tháng 12 năm ấy đổi niên hiệu là Khai Nguyên niên), ở chùa Quốc Ân dùng trai xong, Sư bảo đồ chúng: “Các ngươi hãy theo thứ tự an tọa, để ta từ biệt”.

 

Pháp Hải bạch: “Hòa thượng lưu lại giáo pháp nào khiến người mê đời sau được thấy Phật tánh?”

 

Sư nói: “Các ngươi hãy để ý nghe, người mê đời sau nếu nhận được chúng sanh tức Phật tánh. Nếu chẳng nhận được chúng sanh, dẫu cho muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay ta dạy các ngươi nhận được tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn được gặp Phật, hãy nhận chúng sanh, chỉ vị chúng sanh lầm mê Phật tánh, chẳng phải Phật tánh lầm mê chúng sanh, tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật tự tánh nếu mê, Phật là chúng sanh. Tự tánh bình đẳng, chúng sanh là Phật, tự tánh tà hiểm, Phật là chúng sanh. Các ngươi nếu tâm hạnh quanh co thì Phật ở nơi chúng sanh, nếu được nhất niệm bình đẳng ngay thẳng thì chúng sanh thành Phật.

 

 

Tâm ta tự có Phật

Tự Phật là chơn Phật

Nếu tự chẳng Phật tâm,
 
Nơi nào tìm chơn Phật?

 

 

Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa. Vạn pháp đều từ tự tâm sanh khởi, chẳng phải vật bên ngoài có thể kiến lập. Nên Kinh nói: “Tâm sanh thì mọi pháp sanh, tâm diệt thì mọi pháp diệt”. Nay ta để lại bài kệ để làm lời từ biệt, gọi là: TỰ TÁNH CHƠN PHẬT KỆ, người đời sau nhận được ý của kệ này, tự thấy bản tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:

 

Chơn như tự tánh thị chơn Phật

Tà kiến tam độc thị ma vương.

Tà mê chi thời ma tại xá,

Chánh kiến chi thời Phật tại đường.

Tánh trung tà kiến tam độc sanh,

Tức thị ma vương lai trụ xá.

Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,

Ma biến thành Phật chơn vô giả.

Pháp thân Báo thân cập Hóa thân,

Tam thân bổn lai thị nhất thân.

Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,

Tức thị thành Phật Bồ – đề nhân.

Bổn tùng hóa thân sanh tịnh tánh,

Tịnh tánh thường tại hóa thân trung.

Tánh sử hóa thân hành Chánh đạo,

Đương lai viên mãn chơn vô cùng.

Dâm tánh bổn thị tịnh tánh nhân

Trừ dâm tức thị tịnh tánh thân.

Tánh trung các tự ly ngũ dục,

Kiến tánh sát na tứ thị chơn.

Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,

Hốt ngộ tự tánh kiến Thế Tôn.

Nhược dục tu hành mích tác Phật,

Bất tri hà xứ nghĩ cầu chơn.

Nhược năng tâm trun tự kiến chơn,

Hữu chơn tức thị thành Phật nhân.

Bất kiến tự tánh ngoại mích Phật,

Khởi tâm tổng thị đại si nhơn.

Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,

Cứu độ thế nhơn tu tự tu.

Báo nhữ đương lai học đạo giả,
 
Bất tác thử kiến đại du du.

   
Dịch nghĩa:
  

Chơn như tự tánh là chơn Phật.

Tà kiến tam độc là ma vương.

Lúc tà mê khởi ma tại nhà,

Khi có chánh kiến Phật tại điện.

Tâm nổi tà kiến tam độc sanh,

Tức là ma vương đến nhà ở.

Chánh kiến khởi lên tam độc trừ,

Ma trở thành Phật thật chẳng giả.

Pháp thân Báo thân và Hóa thân,

Tam thân vốn chỉ là nhất thân.

Nếu được tự thấy nơi tự tánh,

Gieo nhân Bồ đề tức thành Phật.

Vốn từ hóa thân sanh tịnh tánh,

Tịnh tánh thường trụ nơi hóa thân.

Tánh khiến hóa thân hành Chánh đạo,

Tương lai viên mãn vô cùng tận.

Dâm tánh vốn và nhân tịnh tánh,

Trừ dâm tức là tịnh tánh thân.

Nơi tánh thường tự lìa ngũ dục,

Sát na kiến tánh tức là chơn.

Đời nay nếu gặp pháp đốn giáo,
 
Hoát ngộ tự tánh gặp Thế Tôn.
 
Nếu người tu hành cầu làm Phật,
 
Chẳng biết nơi nào để cầu chơn.
 
Nếu ngay nơi tâm tự thấy chơn,
 
Có chơn tức là nhân thành Phật.
 
Chẳng thấy tự tánh, ngoài tìm Phật,

Khởi tâm tìm Phật là si mê.

Pháp môn đốn giáo nay đã truyền,
 
Cứu độ chúng sanh phải tự du.
 
Báo cho tương lai người học tạo,
 
Chẳng theo chánh kiến mãi mãi chìm”.

 

 

Sư thuyết kệ xong, bảo: “Các ngươi phải tự hộ trì, sau khi ta viên tịch, chớ nên theo tình chấp thế gian rơi lệ buồn sầu, nhận phúng điếu và để tang, làm như vậy chẳng phải đệ tử của ta, cũng chẳng phải Chánh pháp. Chỉ nên nhận tự bổn tâm, thấy tự bổn tánh, chẳng động chẳng tịnh, chẳng sanh chẳng diệt,chẳng lui chẳng tới, chẳng thị chẳng phi, chẳng trụ chẳng đi.

 

Vì sợ các người tâm mê, chẳng hiếu ý ta, nay nhắc lại lần nữa, khiến các ngươi tự thấy tánh. Sau khi ta viên tịch, theo đây tu hành, cũng như ta còn tại thế, nếu trái với lời dạy của ta, dẫu cho ta còn tại thế, cũng đâu có ích lợi gì!” Lại thuyết kệ rằng:

 

 

Ngột ngột bất thu thiện,
 
Đằng đằng bất tạo ác.
 
Tịch tịch đoạn kiến văn,
 
Đãng đãng tâm vô trước.
 


Dịch nghĩa:

 
Ngây ngây chẳng tu thiện,
 
Bừng bừng chẳng tạo ác.
 
Tịch tịch dứt thấy nghe,
 
Luôn luôn chẳng dính mắc.
 
 

Sư thuyết kệ xong, ngồi ngay cho đến canh ba, thoạt gọi môn đồ: “Ta đi nhé!”, liền ngồi yên viên tịch. Ngay lúc ấy có mùi hương lạ thơm khắp nói, mống trắng mọc vòng cầu chấm đất, rừng cây biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang thảm thiết.
 
Đến tháng Mười Một, các quan chức và Tăng tục ba quận Quảng Châu, Thiều Châu, Tân Châu tranh giành rước nhục thân của Sư, chẳng quyết định được về đâu, bèn cùng nhau đốt hương nguyện rằng: “Khói hương bay về đâu thì nhục thân của Sư về đó”. Lúc ấy, khói hương bay thẳng về hướng Tào Khê.
 
Ngày 13 tháng 11, dời khám thờ nhục thân và y bát của Sư về Tào Khê.
 
Ngày 25 tháng 7 năm sau mở khám để nhập tháp. Quan sở tại Thiều Châu dâng biểu tâu lên triều đình, vua sắc chỉ lập bia ghi đạo hạnh của Sư: “Tổ Sư 76 tuổi, năm 24 tuổi được truyền y pháp, 39 tuổi xuống tóc, thuyết pháp lợi sanh 37 năm, người đắc tông chỉ nối pháp được 43 vị, người nghe pháp ngộ đạo siêu phàm thì chẳng biết số lượng. Tín y truyền từ Tổ Đạt Ma, với cái y bát của vua Trung Tôn ban cho, cái  chơn tượng do Phương Biện đắp, và tọa cụ của Sư, thảy đều giao cho thị giả giữ tháp, đời đời thờ nơi BƯU LÂM ĐẠO TRÀNG. Lưu truyền PHÁP BẢO ĐÀN KINH để hiển bày tông chỉ, hưng thạnh Tam Bảo, phổ biến lợi ích cho chúng sanh”.


  

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH DUY LỰC
  
A. THỜI THƠ ẤU

Sư họ LA húy DŨ hiệu DUY LỰC, tự GIÁC KHAI – sanh ngày: 05 tháng 05 năm 1923 tại làng Long Tuyền, huyện Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ, Việt Nam. Cha là cụ ông La Xương và mẹ là cụ bà Lưu Thị, làm nghề nông.

Năm lên 7 tuổi, theo cha về quê sống tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận phủ Triều Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp trường tiểu học, thì Sư phải nghỉ học theo cha trở  lại Việt Nam sinh sống, lúc đó Sư được 16 tuổi (1938). Trú tại tỉnh Cần Thơ

Sư thường tranh thủ tụ học trong lúc rỗi rảnh. Đến năm 26 tuổi (1948), thi đậu bằng giáo viên Hoa văn, từng cộng tác biên soạn cho tờ báo Viễn Đông tiếng Hoa tại Chợ Lớn và được mời dạy ở các trường tiểu học tỉnh Tà – Keo Cao Miên (Nay là Campuachia), trường Khải Trí ở Cần Thơ, Trường Cái Vồn ở Vĩnh Long trong thời gian 10 năm. Năm 1958, sau khi thi lấy bằng Đông y sĩ cấp 1, Sư được Nguyệt Cư Sĩ Lâm tỉnh Cần Thơ để khám bệnh miễn phí cho dân trong thời gian 8 năm.

Trong tủ sách của cư sĩ Lâm có bộ Kinh Tục Tạng gồm 150 quyển, lúc đầu Sư định đọc hết toàn bộ, nhưng trải qua một năm chỉ xem được 7 quyển, sau quyết định chỉ xem phần Thiền Tông. Lúc đó Sư theo pháp sư DIỆU DUYÊN tham học Tổ Sư Thiền (Ngài Diệu Duyên đã nhiều năm thân cận Lai Quả Thiền Sư và Hư Vân Thiền Sư, và Ngài tịch vào năm 1976 tại Chùa Thảo Đường.
 
 

B. THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO.

Vào Mùng 8 tháng 2 năm 1973, Sư được Hòa Thượng HOẰNG TU cho xuất gia tu học tại Chùa từ Ân Quận 11 Chợ Lớn. Tháng 05 năm 1974, Sư thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia.

Từ đó Sư chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển Trung Quán Luận đến câu “Do có nghĩa KHÔNG nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chỉ “TỪ KHÔNG HIỂN DỤNG”, lại tỏ ngộ câu “KHÔNG sanh nơi đại giác, như biển nổi hòn bọt, vô số nước hữu lậu, đều từ KHÔNG sanh khởi” trong Kinh Lăng Nghiêm, với ý “LẤY VÔ TRỤ làm gốc” của Ngài Lục Tổ: “Từ gốc VÔ TRỤ lập tất cả pháp” của Ngài Duy Ma Cật vốn cùng một ý chỉ, VÔ TRỤ tức TÁNH KHÔNG, thể Chơn Như vốn KHÔNG mà tự hiển bày sự dụng; thể và dụng của Chư Phật với chúng sanh vốn chẳng hai chẳng khác, cùng khắp không gian thời gian, nơi thánh chẳng thêm, nơi phàm chẳng bớt, dù là phàm phu mà sức dụng của Phật Tánh chẳng kém hơn Phật, cũng chẳng từng gián đoạn, chỉ vì chúng sanh ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết.

 

C. THỜI KỲ HOẰNG PHÁP

Ngày mùng 02 tháng 04 năm 1977, thừa lệnh Hòa Thượng Bổn Sư (Hòa Thượng Thích Hoằng Tu). Sư ra hoằng pháp Tổ Sư Thiền tại Chùa Từ Ân, đường Hùng Vương, Quận 11, TP.HCM. Đến năm 1983, tứ chúng qui tụ ngày càng đông, Phật tử theo tu học pháp Tổ Sư Thiền hơn 4000 người, mỗi lần tham dự thiền thất đều vượt trên 300 người.

Từ những năm 1990, Sư thường đi giảng Thiền ở nhiều nơi trên thế giới. Đến thiền đường học đạo có người Tây, Âu và Á Châu, trong đó người Việt Nam là đông nhất. Những năm cuối đời, Sư thường được thỉnh đến giảng tại các nước trên thế giới như: Chùa Chánh Giác ở Toronto Canada, Chùa Quan Âm ở Brisbane Australia, Tịnh xá Đại Bi ở Đài Loan và một số chùa ở Hồng Kông. Nhất là các thiền đường ở Mỹ để giảng dạy pháp Tổ Sư Thiền và thính chúng lui tới tu học đông đảo.

 

D. CÁC KINH SÁCH TRƯỚC TÁC VÀ PHIÊN DỊCH

Ngoài ra Sư còn trước tác và dịch thuật từ tiếng Hán sang tiếng Việt hơn 20 loại kinh điển và ngữ lục. Lượng sách phát hành tại Việt Nam trên mấy mươi ngàn quyển.

Các kinh sách được phát hành bao gồm:

- Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền

- Kinh Lăng – nghiêm

- Kinh Lăng – già

- Kinh Pháp Bảo Đàn

- Kinh Viên Giác

- Kinh Duy- ma – cất

- Phật pháp với Thiền Tông

- Đại Huệ Ngữ Lục

- Đại Thừa Tuyệt Đối Luận

- Tham Thiền Cảnh Ngữ

- Công Án của Phật Thích – ca & Tổ Đạt – ma

- Góp Nhặt Lời Phật Tổ và Thánh Hiền

- Bá Trượng Quảng Lục và Ngữ Lục

- Thiền Thất Khai Thị Lục

- Truyền Tâm Pháp Yếu

- Cội Nguồn Truyền Thừa

Và Phương Pháp Tu Trì của Thiền Tông

- Danh Từ Thiền Học

- Chư Kinh Tập Yếu

- Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải

- Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21

- Yếu Chỉ Trung Quán Luận

- Triệu Luận

- Yếu Chỉ Phật Pháp v.v..

Dù ở cương vị nào và bất cứ nơi đâu. Sư đều tùy duyên giảng dạy như: Tổ chức Thiền thất tại Chùa Từ Ân Quận 11, Chùa Hưng Phước Quận 3, Chùa Pháp Thành Quận 6, Chùa Sùng Đức Quận 6, Chùa Huệ Quang Quận Tân Bình, và tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đại Tòng Lâm Bà Rịa Vũng Tàu, Tỉnh Khánh Hòa, Bình Định v.v.....

 

Đ. THỜI KỲ THAM GIA PHẬT SƯ GIÁO HỘI

Đến năm 1998, Sư đã được Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, mời thỉnh làm Ủy viên, được Giáo hội thỉnh giảng tại các Khóa Bồi Dưỡng Hoằng pháp ngắn hạn cho các tỉnh miền Trung tổ chức tại Bình Định, cho các tỉnh Miền Nam tại Văn Phòng 2 Trung Ương Giáo Hội.

 

E. THỜI KỲ VIÊN TỊCH

Sự biện tài vô ngại, tùy duyên hóa độ và tận tụy với Hoằng Pháp lợi sanh, chẳng kể gian lao, không từ khó nhọc. Người xưa có nói “Bồ Tát dĩ lợi sanh vi bổn hoài”, thật khế hợp với Sư biết bao.

Hóa duyên ký tất, Sư thâu thần thị tịch lúc 01 giờ 30, ngày 02 tháng 12 năm Kỷ Mão (08/01/2000) giờ Việt Nam, trụ thế 77 năm.

 

 
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]